0906.800.096      fb.com/iiehsu        

BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HÀNH NGHỀ MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN

BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HÀNH NGHỀ MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN

BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HÀNH NGHỀ MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN
  1. Tóm tắt nội dung môn học:
    • Môn học sẽ trang bị cho học viên những kiến thức chung về bất động sản, sự ra đời của thị trường bất động sản, xu hướng phát triển của thị trường bất động sản, vai trò của Nhà nước đối với thị trường bất động sản.
    • Môn học cung cấp các kiến thức cơ sở về quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh bất động sản và hoạt động phòng chống rửa tiền trong kinh doanh bất động sản, quy tắc và chuẩn mực đạo đức của môi giới viên.
    • Môn học tập trung chủ yếu nội dung tổng quan và quy trình nghiệp vụ của nghề môi giới bao gồm: các kiến thức chung về môi giới như vai trò, nguyên tắc hoạt động, điều kiện kinh doanh dịch vụ môi giới, yêu cầu chuyên môn của nhà môi giới và quy trình nghiệp vụ, kỹ năng khi tiến hành dịch vụ môi giới bất động sản và tổ chức dịch vụ như đàm phán, ký kết hợp đồng, mua bán, ký gửi, chuyển nhượng, thuê mua bất động sản

 

B.Mục tiêu của môn học:

 

Stt

Mục tiêu của môn học

 

1

Trang bị cho sinh viên nội dung, phương pháp và quy trình môi giới bất động sản trong mối tương quan với các hoạt động về pháp lý, tiếp thị, quy hoạch và

quản lý bất động sản

2

Giúp hoàn thiện các kỹ năng môi giới và khả năng giải quyết các tình huống

môi giới bất động sản một cách chuyên nghiệp, sáng tạo

3

Giúp học viên hiểu về nghề môi giới một cách nghiêm túc, tạo tác phong làm

việc chuyên nghiệp khi tham gia vào nghề này.

 

  1. Kết quả đạt được sau khi học môn học:

 

Stt

Kết quả đạt được

 

1

Hiểu kiến thức pháp luật liên quan đến kinh doanh bất động sản như kinh doanh nhà và công trình xây dựng, kinh doanh quyền sử dụng đất, kinh doanh

dịch vụ bất động sản, quản lý nhà nước đối hoạt động bất động sản

2

Hiểu kiến thức pháp luật về thuế, phí , hợp đồng trong giao dịch bất động sản

 

3

Biết kiến thức về bất động sản và thị trường bất động sản, các loại hình kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản, trình tự thủ tục thực

hiện một dự án đầu tư kinh doanh bất động sản

4

Vận dụng kiến thức, kỹ năng để đàm phán, soạn thảo các hợp đồng , giải

quyết các tình huống môi giới bất động sản

 

5

Hình thành nhận thức và thái độ đúng đắn nghiêm túc khi nghiên cứu pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, sự tự tin độc lập trong tư duy

giải quyết các vấn đề trong hoạt động môi giới bất động sản.

 

D.Phương thức tiến hành môn học:

 

 

Loại hình phòng

Số

tiết

1

Phòng lý thuyết

56

1

2

Đi thực tế, thực địa

16

 

Tổng cộng

72

 

Môn học được giảng dạy bằng tiếng việt và có cấu trúc là sự kết hợp của các bài giảng, thảo luận, hoạt động trong lớp và thuyết trình của học viên. Nó đòi hỏi học viên phải chuẩn bị rất nhiều và tích cực tham gia trong giờ học. Vì khóa học này đòi hỏi học viên phải tiếp thu một lượng kiến thức và thông tin rất lớn, nên việc tự học và nghiên cứu độc lập của học viên là một yếu tố quan trọng và điều này sẽ được đánh giá cao thông qua- trình bày và báo cáo trên lớp.

 

E.Tài liệu học tập:

  1. Tài liệu bắt buộc:

-     Tập bài giảng bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản

  1. Tài liệu không bắt buộc:
  • Kỹ năng giao tiếp và thương lượng trong kinh doanh - TS Thái Trí Dũng - nhà XB thống kê 2003
  • Thị trường bất động sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, PGS TS Thái Bá Cẩn- Học viện Tài chính - NXB Tài chính Hà Nội, 2003.
  • Pháp luật về kinh doanh bất động sản, Trần Quang Huy, Nguyễn Quang Tuyến, NXB Tư Pháp, 2009
  • Luật kinh doanh bất động sản 2014
  • Luật đất đai
  • Các tài liệu được cung cấp trên lớp khác

 

F.Đánh giá kết quả học tập môn học:

1.Thuyết minh về cách đánh giá kết quả học tập

 

Học viên sẽ được đánh giá liên tục trong suốt khóa học. Phương pháp đánh giá bao gồm một số kỹ thuật như kỳ thi đóng sách, và phân công nhóm như một công cụ để giảng viên kiểm  tra khả năng hiểu ứng dụng học thuật của sinh viên vào thực tế.

Trong một số buổi học, học viên có thể thảo luận nhóm trong đó các học viên phải làm việc với các bạn cùng lớp để áp dụng những gì vừa học vào việc giải quyết vấn đề.

 

  1. Tóm tắt cách đánh giá kết quả học tập

 

 

Thành phần

Thời

lượng

Tóm tắt biện pháp đánh giá

Trọng

số

Thời điểm

Thực hành

16 tiết (3 buổi)

Tìm hiểu thực tế công việc của môi giới viên tại sàn giao dịch, viết báo cáo thu hoạch, giải quyết một số

tình huống thực tế

30%

 

Thi cuối khoá

120 phút

trắc nghiệm/tự luận

70%

theo thông báo của bộ phận đào

tạo

Tổng

100%

 

 

G.Tính chính trực trong học thuật:

Chính trực là một giá trị cốt lõi và mang tính quyết định cho chất lượng đào tạo của một trường đại học. Vì vậy, đảm bảo sự chính trực trong giảng dạy, học tập, và nghiên cứu luôn được chú trọng tại Đại học Hoa Sen. Cụ thể, sinh viên cần thực hiện những điều sau:

  1. Làm việc độc lập đối với những bài tập cá nhân: Những bài tập hoặc bài kiểm tra cá nhân nhằm đánh giá khả năng của từng sinh viên. Sinh viên phải tự mình thực hiện những bài tập này; không được nhờ sự giúp đỡ của ai khác. Sinh viên cũng không được phép giúp đỡ bạn khác trong lớp nếu không được sự đồng ý của giảng viên. Đối với bài kiểm tra (cả tại lớp và tự làm ở nhà), sinh viên không được gian lận dưới bất cứ hình thức nào.
  2. Không đạo văn: Đạo văn (plagiarism) là việc sử dụng ý, câu văn, hoặc bài viết của người khác trong bài viết của mình mà không có trích dẫn phù hợp. Sinh viên sẽ bị xem là đạo văn nếu:
    1. Sao chép nguyên văn một câu hay một đoạn văn mà không đưa vào ngoặc kép và không có trích dẫn phù hợp.
    2. Sử dụng toàn bộ hay một phần bài viết của người khác.
    3. Diễn đạt lại (rephrase) hoặc dịch (translate) ý tưởng, đoạn văn của người khác mà không có trích dẫn phù hợp.
    4. Tự đạo văn (self-plagiarize) bằng cách sử dụng toàn bộ hoặc phần nội dung chủ yếu của một đề tài, báo cáo, bài kiểm tra do chính mình viết để nộp cho hai (hay nhiều) lớp khác nhau.
  3. Có trách nhiệm trong làm việc nhóm: Các hoạt động nhóm, bài tập nhóm, hay báo cáo nhóm vẫn phải thể hiện sự đóng góp của cá nhân ở những vai trò khác nhau. Báo cáo cuối kỳ của sinh viên nên có phần ghi nhận những đóng góp cá nhân này.

Bất kỳ hành động không chính trực nào của sinh viên, dù bị phát hiện ở bất kỳ thời điểm nào (kể cả sau khi điểm đã được công bố hoặc kết thúc môn học) đều sẽ dẫn đến điểm 0 đối với phần kiểm tra tương ứng, hoặc điểm 0 cho toàn bộ môn học tùy vào mức độ. (tham khảo Chính sách Phòng tránh Đạo văn tại: http://thuvien.hoasen.edu.vn/chinh-sach-phong-tranh-dao-van). Để nêu cao và giữ vững tính chính trực, nhà trường cũng khuyến khích sinh viên báo cáo cho giảng viên và Trưởng Khoa những trường hợp gian lận mà mình biết được.

 

H.Phân công giảng dạy:

 

ST

T

Họ và tên

Email, Điện thoại,

Phòng làm việc

Lịch tiếp

SV

Vị trí

giảng dạy

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Kế hoạch giảng dạy:

 

Buổi

Tựa đề bài giảng

Tài liệu bắt buộc /tham khảo

Công việc của học viên

 

Phần 1: Kiến thức cơ sở

1

(5 tiết)

Pháp luật liên quan đến kinh doanh bất động sản:

  • Pháp luật về kinh doanh bất động sản;
  • Pháp luật về đất đai và các quy định liên quan đến giao dịch bất động sản tại Luật Đất đai và các văn  bản hướng dẫn  thi hành;
  • Pháp luật về nhà ở  và  các  quy  định liên quan đến giao dịch bất động sản    tại Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn thi hành;
  • Các quy định liên quan đến giao dịch  bất động sản tại Bộ Luật Dân sự;
  • Quy định pháp luật về thuế,  phí  trong giao dịch bất động sản trong Pháp luật    về thuế và các văn bản hướng dẫn thi

hành.

 

Tham khảo bài giảng Giải    quyết các        tình

huống do giảng viên cung cấp

2

(5 tiết)

Pháp luật liên quan đến kinh doanh bất động sản (tiếp theo)

 

 

3

(5 tiết)

Pháp luật liên quan đến kinh doanh bất động sản (tiếp theo).

 

Thị trường bất động sản:

  • Tổng quan về bất động sản và thị trường bất động sản;
  • Phân loại thị trường bất động sản;
  • Các yếu tố của thị trường bất động sản;
  • Xu hướng phát triển của thị trường bất động sản;
  • Vai trò của Nhà nước đối với thị  trường bất động sản;
  • Giá trị và giá cả bất động sản.

 

Tham khảo bài giảng Giải    quyết các        tình

huống do giảng viên cung cấp

4

(5 tiết)

Thị trường bất động sản (tiếp theo)

 

 

5

(5 tiết)

Đầu tư kinh doanh bất động sản

  • Những vấn đề cơ bản về đầu tư kinh doanh bất động sản;
  • Trình tự, thủ tục thực hiện một dự án đầu tư kinh doanh bất động sản;
  • Nội dung các dự án đầu tư kinh doanh  bất động sản;
  • Hợp đồng trong hoạt động kinh doanh bất động sản;
  • Thông tin và hồ sơ bất động sản.

 

Tham khảo bài giảng Giải    quyết các        tình

huống do giảng viên cung cấp

 

 

6

(5 tiết)

Đầu tư kinh doanh bất động sản (tiếp theo)

 

Phòng chống rửa tiền trong kinh doanh bất động sản:

  • Các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản;
  • Các phương thức, thủ đoạn rửa tiền thường gặp trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản;
  • Các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản;
  • Các giao dịch đáng ngờ và cách nhận biết giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản;
  • Hướng dẫn về báo cáo, cung cấp và lưu trữ thông tin.

 

Tham khảo bài giảng Giải    quyết các        tình

huống do giảng viên cung cấp

 

Phần 2: Kiến thức chuyên môn về môi giới bất động sản

7

(5 tiết)

Tổng quan về dịch vụ môi giới bất động sản

  • Giới thiệu về dịch vụ môi giới bất động  sản;
  • Vai trò của môi giới bất  động  sản trong thị trường bất động sản;
  • Nguyên tắc hoạt động môi giới bất động sản;
  • Điều kiện kinh doanh dịch vụ môi giới   bất động sản và yêu cầu chuyên môn  của nhà môi giới bất động sản;
  • Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nghề môi giới bất động sản;
  • Kinh nghiệm của các nước về dịch vụ  môi giới bất động sản;
  • Đạo đức nghề nghiệp của nhà môi giới

bất động sản.

 

Tham khảo bài giảng Giải    quyết các        tình

huống do giảng viên cung cấp

8

(5 tiết)

Tổng quan về dịch vụ môi giới bất động sản (tiếp theo)

 

Quy trình và kỹ năng môi giới bất động sản:

  • Thu thập thông tin về cung, cầu bất động sản;
  • Xác định đối tượng và  các  bên  tham gia thương vụ môi giới bất động sản;
  • Lập hồ sơ thương vụ môi giới;
  • Thời hạn và những bước thực hiện thương vụ môi giới;
  • Marketing bất động sản;
  • Kỹ năng giao tiếp và đàm phán trong giao dịch bất động sản;
  • Tổ chức và quản lý văn phòng môi giới

bất động sản;

 

Tham khảo bài giảng Giải    quyết các        tình

huống do giảng viên cung cấp

 

 

 

-        Kỹ năng soạn thảo hợp đồng.

 

 

9

(5 tiết)

Quy trình và kỹ năng môi giới bất động sản (tiếp theo)

 

 

10

(5 tiết)

Quy trình và kỹ năng môi giới bất động sản (tiếp theo)

 

 

11

(5 tiết)

Quy trình và kỹ năng môi giới bất động sản (tiếp theo)

 

Ôn tập

 

 

 

Xem thêm thông tin tại đây

Đăng ký học
Lịch khai giảng
Đăng ký ngay
Đăng ký nhận tin